Terra Sirenum Trầm tích chloride trên Sao Hỏa

Terra Sirenum là một khu vực ở bán cầu phía nam của Sao Hỏa[5] (khoảng 38,8° N, 221° Đ), với đặc điểm nổi bật là độ sáng cao hơn so với các bề mặt địa hình thông thường.[1] Địa điểm này được quan tâm đặc biệt bởi vì có sự hiện diện lớn nhất chloride trong khu vực.[6][7] Một nghiên cứu đã giải thích sáu vùng trầm tích chloride (10 – 50 km2) ở các mức địa hình thấp nhất của lưu vực liên miệng núi lửa (300 – 400 km) là các bãi muối riêng lẻ. Các kênh kết nối giữa các bãi muối cung cấp bằng chứng cho một nguồn gốc chung, chẳng hạn như từ hoạt động bốc hơi nước.[6] So sánh những bãi muối này với những bãi muối được quan sát trên Trái Đất, chẳng hạn như những tại sa mạc Atacama tiếp tục củng cố giả thuyết về nguyên nhân hình thành là do sự bốc hơi.[8] Dựa vào dữ liệu CRISM, nghiên cứu này cũng cho thấy phyllo silicat trong vành của các miệng hố tác động và khu vực ảnh hưởng xung quanh xảy ra gần các địa điểm chloride.[6] Một nghiên cứu khác cũng quan sát thấy phyllo silicate nằm gần với chloride bởi CRISM cũng như THEMIS.[5] Phyllo silicat cũng cung cấp bằng chứng về các quá trình nước xảy ra trong thời kỳ Noachian.[9] Cả hai nghiên cứu đều xác định phyllo silicat lắng đọng trước tiên.[5][8]